Nước Hoa Và Lịch Sử Phát Triển
Trong lịch sử, nước hoa đã có mặt từ rất xa xưa trong các nền văn hóa trên thế giới, cùng khám phá những điều thú vị về việc sáng tạo và sử dụng mùi hương từ những ngày sơ khai nhé.
Mọi người đã sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong suốt nhiều năm. Trước khi là một mặt hàng chủ lực trong ngành thời trang,được dùng để phân biệt giới quý tộc. Trong nhiều nền văn hóa, chỉ những tầng lớp thượng lưu mới có quyền sử dụng các sản phẩm có nước hoa vì chúng đắt đỏ và khó kiếm.
Nhà sản xuất dầu thơm đầu tiên được ghi nhận là một nhà hóa học phụ nữ tên là Tapputi. Những câu chuyện về cô đã được tìm thấy trên một phiến đất sét từ Lưỡng Hà, có niên đại từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Trong suốt các thời đại, các nền văn minh khác nhau đã sử dụng nước hoa và hương liệu theo nhiều cách thú vị khác nhau.
Ai Cập Cổ Đại
Nước hoa là một vật phẩm xa xỉ, có tầm quan trọng trong xã hội thượng lưu Ai Cập. Một vái truyền thuyết về thần thoại Ai Cập thậm chí còn ghi nhận thần Nefertem là chúa tể của nước hoa. Nefertem đại diện cho những tia sáng đầu tiên của mặt trời và mùi hương thơm ngát của loài súng xanh Ai Cập. Ông được xem là vị thần của hương thơm, sắc đẹp và y học. Biểu tượng gắn liền với ông là biểu tượng hoa súng xanh, một thành phần phổ biến trong thời cổ đại
Người Ai Cập làm dầu thơm bằng cách chưng cất các thành phần tự nhiên với các loại dầu không hương liệu. Các mùi hương phổ biến nhất được lấy từ các loại hoa, trái cây và gỗ thơm địa phương. Hương liệu cũng được sử dụng thường xuyên trong nghi lễ quan trọng, chính vì vậy việc buôn bán hương dần trở nên đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và duy trì các mối giao thương của Ai Cập thời bấy giờ.
Hai vị nữ hoàng vĩ đại của Ai Cập lúc bấy giờ là Nữ hoàng Cleopatra và Nữ hoàng Hatshepsut là những người rất xem trọng dầu thơm, họ đã sử dụng nước hoa để làm thơm cơ thể, nơi ở, bồn tắm. Thậm chí còn được mang theo khi những vị vua và nữ hoàng của Ai cập băng hà, những ngôi mộ của họ luôn được ướp hương như một cách giữ vững tôn nghiêm và sự cao quý.
Ba Tư
Người Ba Tư cổ đại cũng mê mẩn hương thơm không kém người Ai Cập. Họ thống trị ngành buôn bán dầu thơm trong hàng trăm năm và được coi là nhà phát minh ra nước hoa không chứa dầu.
Nước hoa giữ một vị trí cao quý trong xã hội quý tộc Ba Tư. Các vị vua Ba Tư thường có “mùi hương đặc trưng” riêng mà bạn bè và người thân của họ không được phép sử dụng. Chính vì thế, trong các tác phẩm nghệ thuật của những nhà quý tộc cổ đại, thường có những hình ảnh họ bên cạnh lọ nước hoa hoặc bên cạnh biểu tượng hương thơm của mình, điển hình như vua Persepolis Darius có một tấm chân dung đang cầm những chai nước hoa của mình. Hay Vua Xerxes cũng đã được hình ảnh với những bông hoa Lily of the Valley thường được sử dụng trong nước hoa.
Có tài liệu cho thấy, phát hiện ra rất nhiều thiết bị làm nước hoa và các xưởng có rất nhiều ở Ba Tư cổ đại, chứng tỏ người Ba Tư thời bấy giờ rất thích thử nghiệm các mùi hương, quy trình chưng cất khác nhau.
La Mã cổ đại
Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã ghi chép cẩn thận các quy trình sản xuất nước hoa của họ, đó là lý do tại sao một số loại dầu thơm La Mã ngày nay đang được tái tạo. Một trong những loại nước hoa này là của nhà máy sản xuất dầu thơm lâu đời nhất thế giới có niên đại khoảng năm 1850 trước Công nguyên.
Nữ thần tình yêu Aphrodite, đã sử dụng nước hoa và mùi hương trong các đền thờ cũng như trong các nghi lễ thờ cúng của họ. Tuy nhiên, nước hoa không chỉ được sử dụng cho mục đích tôn giáo. Đó là một phần lớn trong quá trình chuyển đổi của Rome từ một làng nông nghiệp nhỏ thành một tâm chấn toàn cầu.
Người La Mã ước tính sử dụng khoảng 2.800 tấn trầm hương nhập khẩu và 550 tấn mộc dược mỗi năm. Những loại mùi hương này được sử dụng trong nước tắm họ để tạo mùi thơm và trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể như dầu dưỡng, tinh dầu, dùng cho da và tóc.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nguòi đều yêu quý mặt hàng xa xỉ phẩm này, bằng chứng là có một số người La Mã, lên án việc sử dụng nước hoa là lãng phí. Vì vậy, khi Rome thất thủ, những thứ xa xỉ bị cấm vận và không được ưa chuộng trở lại ở châu Âu trong hàng trăm năm.
Ấn Độ và Trung Quốc Cổ Đại
Trong khi người châu Âu quay lưng lại với nước hoa trong một thời gian, các nền văn hóa khác vẫn dành một niềm yêu thích đặc biệt với nó. Ví dụ, nước hoa là vật phẩm quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo, linh thiêng của người Ấn và được sử dụng trong các buổi lễ trong đền thờ của họ.
Còn người Trung Quốc cổ đại sử dụng nước hoa như một vật không thể thiếu để mang lại hương thơm trong đời sống hàng ngày của họ. Bên cạnh việc tẩm vào vật dụng hàng ngày như mực, giấy và đồ dùng hằng ngày, người Trung Quốc cổ đại cũng sử dụng ở trong những không gian cụ thể như nhà riêng và nơi thờ cúng.
Đặc biệt, Người Trung Quốc cũng sử dụng nước hoa để khử trùng và làm vật phẩm thanh tẩy vì họ tin rằng nó có thể giúp loại bỏ bệnh tật. Nhìn chung, Người Trung Quốc ít tập trung hơn vào việc xức dầu thơm trên cơ thể mà tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng nó để làm thơm thế giới xung quanh.
Trong các triều đại nhà Tùy và nhà Tống, giới quý tộc Trung Quốc bắt đầu sử dụng nước hoa cá nhân, nhập khẩu nguyên liệu qua con đường tơ lụa. Đến triều đại Nguyên, Minh và Thanh, việc sử dụng hương thơm đã bắt đầu phổ biến trong công chúng. Dầu thơm phương Đông tập trung nhiều vào các loại thảo mộc và gia vị, nhiều loại còn được dùng làm thực phẩm và y học.
Châu Âu thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng
Vào khoảng thế kỷ 11 sau Công nguyên, trong các cuộc Thập tự chinh, những người lính thập tự chinh bắt đầu mang các nguyên liệu và kỹ thuật làm hương thơm trở lại châu Âu. Họ có được những nguyên liệu này ở vùng Viễn Đông và Trung Đông, bao gồm cả kỹ thuật chưng cất cánh hoa hồng.
Trong thời gian xảy ra bệnh dịch hạch, các bác sĩ sẽ đeo mặt nạ được tẩm các loại thảo mộc, gia vị và dầu để xua đuổi bệnh tật. Niềm tin rằng dầu thơm và vật liệu thơm có thể loại bỏ “mùi hôi thối của bệnh dịch” đã giúp hồi sinh việc sử dụng hương thơm ở châu Âu thời Trung cổ
Đến thế kỷ 14 sau Công Nguyên, người Ý đã gần như hoàn thiện quy trình sản xuất nước hoa dạng lỏng bắt đầu thay thế nước hoa đặc. Marco Polo và nhóm của ông đã mang về nhiều loại hương liệu độc đáo sau chuyến du lịch của họ, điều này đã biến Venice thành một trung tâm buôn bán dầu thơm lớn và sầm uất
Năm 1519, Catherine de Medici, một phụ nữ người Ý giàu có, người đã kết hôn với một vị vua Pháp thời bấy giờ vào, được ghi nhận là người mang nước hoa trở lại với châu Âu khi nhà chế tạo nước hoa người Ý của bà, Rene le Florentin, đã tạo ra một mùi hương đặc trưng cho bà từ hoa cam và cam bergamot. Các quý tộc khác như Nữ hoàng Elizabeth của Hungary cũng là một trong những người giúp lan rộng sự nổi tiếng của dầu thơm trên khắp châu Âu.
Đây là lúc nước hoa bắt đầu trở thành một phụ kiện thời trang. Đàn ông và phụ nữ châu Âu sẽ xức nước hoa lên người, lên quần áo và tóc giả. Người ta bắt đầu kết hợp các thành phần phức tạp hơn như long diên hương, cầy hương và xạ hương là những mùi hương có nguồn gốc từ động vật. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, vì thời bấy giờ việc tắm rửa thường xuyên vẫn còn là một tập tục chưa phổ biến, những hương thơm sẽ giúp che đi mùi cơ thể. Đây cũng chính là lý do cho sự phân cấp thông qua mùi dầu thơm vì nó giúp phân biệt giới thượng lưu.
Nước hoa trong thế giới hiện đại
Nước hoa ngày nay được hàng triệu người sử dụng và là một phụ kiện thời trang phổ biến. Các thành phần tự nhiên và tổng hợp được sử dụng để tạo ra các loại nước hoa phong phú bao gồm nhiều lớp mùi hương và các notes hương phức tạp khác nhau.
Bên cạnh đó, nước hoa không chỉ là một vật phẩm giúp mang lại hương thơm đơn thuần, nó còn khẳng định cá tính, thông điệp của một người thông qua việc lựa chọn hương thơm đại diện. Chính vì vậy, người ta càng ngày càng chú trọng hơn trong việc phối trộn các notes hương cũng như lựa chọn hương thơm theo tính cách và quan niệm sống.